GIỚI THIỆU

Thoái hóa khớp là loại viêm khớp phổ biến hiện nay đặc biệt ở người lớn tuổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh gây đau tại nhiều vị trí khác nhau như bàn tay, cổ, thắt lưng, hông và dẫn đến nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh ngoài lão hóa tự nhiên còn liên quan đến nhiều vấn đề khác như lối sống. Vậy bệnh thoái hóa khớp là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, đặc biệt là người lớn tuổi. Tình trạng này xảy ra khi lớp sụn lót các khớp bị mòn dần theo thời gian và các đầu xương ma sát với nhau khi vận động dẫn đến gây đau.

Bình thường, giữa các khớp, các đầu xương được bao quanh bởi một lớp sụn khớp. Sụn khớp là một lớp mô trong suốt, cứng và có độ đàn hồi tốt. Sụn khớp bao quanh các đầu xương để bảo vệ và ngăn các xương tiếp xúc trực tiếp với nhau, giúp các khớp vận động dễ dàng. Hay nói cách khác, sụn khớp giống như bộ giảm xóc giúp giảm ma sát trong các khớp.

Khi bị thoái hóa khớp, lớp sụn khớp bị mòn dần theo thời gian. Lâu dần, các khớp sẽ cọ sát vào nhau khi chúng ta cử động dẫn đến viêm khớp.

Các chuyên gia ước tính hơn 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp, ngay cả khi không có triệu chứng xuất hiện. Trong đó, 60% người bị thoái hóa khớp có xuất hiện các triệu chứng có thể nhận biết.

Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng nhiều vị trí khác nhau như bàn tay, đầu gối, hông, cột sống cổ, cột sống thắt lưng.

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

  • Đau khớp: các khớp bị đau đặc biệt trong hoặc sau khi vận động
  • Cứng khớp: triệu chứng này có thể nhận thấy khi thức dậy hoặc khi không vận động
  • Mất tính linh hoạt: người bệnh không thể điều khiển các khớp vận động như ý muốn.
  • Cảm giác ma sát: khi di chuyển có thể nghe thấy tiếng động do cọ xát giữa các khớp.
  • Biến dạng khớp, hình thành các gai xương ở khớp.
  • Sưng xung quanh khớp: có thể do viêm mô mềm xung quanh khớp.

Có 2 dạng thoái hóa khớp

  • Thoái hóa khớp nguyên phát: là dạng phổ biến nhất, do quá trình lão hóa theo thời gian lớp sụn khớp mòn dần. Bệnh xảy ra ở những người có độ tuổi từ 55 hoặc 60 trở lên
  • Thoái hóa khớp thứ phát: là tình trạng thoái hóa khớp do sự thay đổi môi trường vi mô của sụn bao gồm: chấn thương, bất thường bẩm sinh ở khớp, các bệnh vê chuyển hóa (như bệnh Wilson), các vấn đề làm thay đổi cấu trúc và chức năng của khớp như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút. Thoái hóa khớp thứ phát có xu hướng xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn khoảng 45 hoặc 50 tuổi.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp:

  • Thoái hóa khớp nguyên phát thường do tuổi tác. Khi chúng ta già đi, lớp sụn khớp bị hao mòn dần, lâu ngày dẫn đến viêm xương khớp.
  • Chấn thương: gãy xương hoặc rách sụn hay dây chằng có thể dẫn đến thoái hóa khớp nhanh chóng.
  • Hoạt động quá mức: do tính chất công việc hoặc chơi một môn thể thao nào đó làm tăng áp lực lên các khớp trong thời gian dài có thể dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Béo phì: cân nặng quá mức gây tăng áp lực lên các khớp cùng với các tế bào mỡ thúc đẩy tình trạng thoái hóa nhanh hơn.
  • Bất thường về cơ xương: cấu trúc xương hoặc khớp bất thường góp phần làm tình trạng thoái hóa khớp tiến triển nhanh hơn.
  • Yếu cơ: các cơ không thể hỗ trợ khớp tốt có thể dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Di truyền: người có người thân trong gia định bị thoái hóa khớp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Giới tính: phụ nữ có tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khơp cao hơn nam giới.

Phòng ngừa thoái hóa khớp:

  • Nguyên nhân phổ biến gây thoái hóa khớp là do tuổi tác, tuy nhiên chúng ta có thể kéo dài và ngăn ngừa thoái hóa khớp bằng cách tăng cường sức khỏe như:

    • Môi trường sống lạnh mạnh, tránh thuốc lá
    • Tập thể dục để giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường, giảm nguy cơ béo phì
    • Chế độ dinh dưỡng phù hợp để tránh các bệnh béo phì, tiểu đường,…
    • Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
    • Đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động thể thao
    • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên và gặp bác sĩ ngay khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến thoái hóa khớp.

Điều trị thoái hóa khớp:

Không có phương pháp nào điều trị bệnh thoái hóa khớp và tái tạo sụn khớp. Điều trị thoái hóa khớp là cách giúp kiểm soát các triệu chứng gây bệnh, giảm thiểu các cơn đau giúp người bệnh tiếp tục các hoạt động, duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hiện tại, các phương pháp điều trị phổ biến nhất là:

  • Thuốc: giúp giảm các triệu chứng gây đau ở người bị thoái hóa khớp
  • Tập thể dục: giúp giảm tình trạng cứng khớp và tăng cường các cơ xung quanh khớp. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu các bài tập vật lý trị liệu.
  • Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như miếng lót giày, nẹp để hỗ trợ và ổn định các khớp. Sử dụng gậy hoặc xe tập đi giúp giảm áp lực lên các khớp khi di chuyển
  • Liệu pháp nhiệt: sử dụng túi chườm nóng và túi chườm lạnh theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian để giúp giảm đau và tình trạng cứng khớp
  • Phẫu thuật: nếu các triệu chứng nghiêm trọng và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
  • Ngoài ra, các liệu pháp khác như châm cứu, mát xa, thiền, thái cực quyền, y học cổ truyền hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung có thể góp phần tăng kết quả điều trị thoái hóa khớp:

+ Châm cứu kết hợp với y học cổ truyền: trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng liệu pháp châm cứu có hiệu quả đáng kể trong điều trị thoái hóa khớp, giúp cải thiện và giảm các cơn đau.

+ Thủy châm: Thủy châm là phương pháp tiêm thuốc vào huyệt đạo, thuốc tây y đặc trị viêm khớp có chỉ định tiêm mô mềm và sụn khớp, nhằm mục đích chữa bệnh. Bác sĩ sẽ vận dụng kỹ thuật châm cứu đưa thuốc vào huyệt đạo, nhằm làm tăng thêm diện tích kích thích, đưa thuốc vào vị trí vùng bệnh nhanh hơn, mang lại hiệu quả lành bệnh tốt hơn. Đây là phương pháp điều trị đang được áp dụng trong y học cổ truyền kết hợp y học cổ truyền hiện đại trong khám chữa bệnh hiện nay.

 
Tư vấn ngay